QUÁN CAFE, NHÀ HÀNG VƯỢT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO?
Tình hình kinh tế chung vẫn tiếp tục đi xuống và các doanh nghiệp đang trong giai đoạn “cầm cự sống sót”. Việc chi tiêu cho ngành F&B sẽ giảm về giá trị chi tiêu và số lượng, do toàn bộ thị trường sụt giảm. Nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ F&B ở các thành phố lớn vẫn có, vì thói quen tiêu dùng và điều kiện sinh hoạt.
Trong giai đoạn khó khăn này, kế hoạch sống sót của các quán cafe, nhà hàng cần được thực thi chặt chẽ và linh hoạt. Các nhà hàng, quán cafe cần cắt giảm các dịch vụ mang nhiều tính giải trí, cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu cơ bản của nhóm đối tượng khách hàng. Các quán cafe, nhà hàng cần tập trung tạo ra doanh thu từ nhóm khách hàng thân thiết và nhóm khách hàng mục tiêu trong khu vực kinh doanh.
Các chi phí trong nhà hàng, quán cafe cần được kiểm soát kĩ lưỡng. Các kế hoạch marketing tốn kém nhiều ngân sách để thu hút các khách hàng mới, phát triển thương hiệu, nên được thay bằng các hoạt động trực tiếp đến đối tượng khách hàng hiện có của quán và các nhóm khách hàng tiềm năng hiện hữu trong khu vực.
Các quán cafe, nhà hàng cần thấu hiểu việc “sẻ chia khó khăn” với chính khách hàng của mình. Từ đó, đưa ra các chương trình kích cầu theo hướng “giảm chi tiêu, giữ nguyên chất lượng”, để cùng đồng hành với khách hàng của mình vượt giai đoạn khó khăn. Các kế hoạch kinh doanh nên tập trung theo hướng tăng số lượng khách hàng và tăng tỉ lệ khách hàng, cùng với một “sản phẩm phù hợp”.
Chỉ có cùng nhau “vượt khó” và “sống sót” trong giai đoạn khó khăn này, cả quán cafe, nhà hàng và khách hàng mới có thể mong đợi kinh tế phục hồi vào cuối năm.
Comments are closed.