Tag

marked

Browsing

Đầu năm 2022, FnB Marketing thương chúc các anh chị em đang kinh doanh trong ngành ẩm thực một năm mới thuận lợi, an lành và làm ăn thịnh vượng.

Hiện tại, “FnB Marketing” là thương hiệu được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu và đã được chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. FnB Marketing hoạt động chính thức ở địa chỉ website: fnbmarketing.vn và có văn phòng cụ thể ở địa chỉ: 35 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q3, TPHCM.

FnB Marketing phát hiện website mới đăng kí fnbmarketing.edu.vn đang vi phạm bảo hộ nhãn hiệu “FnB Marketing”, và đang sử dụng nhãn hiệu “FnB Marketing” trái phép. Các thông tin đăng trên website fnbmarketing.edu.vn không do FnB Marketing thực hiện và không  được bảo đảm nội dung đúng đắn và chính xác bởi FnB Marketing.

FnB Marketing xin thông tin cụ thể đến toàn thể anh chị em kinh doanh trong ngành ẩm thực được rõ để tránh có các nhầm lẫn thông tin.

Trân trọng.

Ban Biên Tập.
FnB Marketing

Phương án cho food & drink delivery nào thì phù hợp nếu hoạt động lâu dài?
 

Các Apps giao food & drink đang lấy chiết khấu 20% – 22% của cửa hàng và lấy cả phí “ship” của khách hàng. Tất cả các cửa hàng food & drink đều đổ xô qua Apps, dẫn đến cửa hàng của bạn cũng đang tham gia vào một đại dương đỏ. Khi tham gia đưa cửa hàng vào Apps giao food & drink, bạn phải chịu sự chi phối các chương trình khuyến mãi của Apps nếu muốn người khác biết đến. Việc tham gia đưa cửa hàng của bạn lên các Apps delivery food & drink hiện tại sẽ làm bạn mất đi một phần doanh thu đáng kể và gặp “rào chắn” với chính khách hàng của bạn khi họ lúc nào cũng phải thanh toán thêm mức phí giao hàng.

Ngay cả khi việc đưa cửa hàng lên Apps giao food & drink, thì bạn vẫn phải thực hiện marketing để khách hàng của bạn biết đến. Và từ thời điểm khách hàng hiện có của bạn thực hiện đặt hàng food & drink qua Apps là bạn đã cho Apps một khách hàng miễn phí. Bạn nên nhớ, mọi khách hàng của bạn có được là từ chi phí marketing, công sức mà cả nhà hàng của bạn đã bỏ ra. Nếu bạn đang xây dựng một thương hiệu ẩm thực của riêng mình, bạn không phải là quán cóc vĩa hè tập trung vào khách vãng lai, thì việc chuyển đưa cửa hàng lên Apps nên được xem là hoạt động marketing để hỗ trợ cho việc chuyển dịch hoạt động kinh doanh của bạn sang hướng giao sản phẩm tận nơi và mang đi.

Mô hình kinh doanh F&B phục vụ tại chỗ của bạn trước đây cần thuê nhân viên phục vụ khách hàng, thì giờ đây bạn cũng cần nhân viên “phục vụ khách hàng online” để trả lời các thắc mắc, xử lý các tình huống khách hàng gặp phải. Ngày xưa bạn thuê nhân viên để mang đồ ăn từ quầy pha chế, bếp ra đến bàn cho khách, thì ngày nay bạn cũng cần vận chuyển đồ ăn từ nhà hàng đến tận nơi của khách hàng. Ngày xưa bạn phục vụ khách hàng tại nhà hàng, thì giờ đây bạn phục vụ khách hàng tại chỗ của khách hàng. Có rất nhiều cách để nhà hàng, quán cafe tìm một hướng đi mới khi không thể phục vụ khách hàng tại chỗ, quan trọng là mỗi mô hình kinh doanh F&B chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất.

 
Hãy cùng tham khảo 10 hoạt động cần thực hiện để chuyển hướng nhà hàng, quán cafe sang mô hình hoạt động phục vụ khách mang đi, khách giao tận nhà qua đặt hàng online dưới đây:
 
– Áp dụng công nghệ trong đặt hàng và thanh toán online cho quán cafe, nhà hàng.
 
– Giải quyết bài toàn nhân sự cho mô hình delivery, để khách hàng được các giá trị hơn order trên Apps delivery. Ví dụ: Freeship trong bán kính nhất định, và phí ship nhỏ nếu xa hơn.
 
– Chuyển dịch khách hàng từ Apps delivery sang hệ thống order online của bạn và giao hàng cho họ bằng chính nhân sự của bạn.
 
– Cung cấp menu phù hợp cho vận hành food & drink chuyên về mang đi và thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
 
– Đẩy mạnh marketing trên các kênh truyền thông online mà khách hàng sẽ dành nhiều thời gian để trải qua, vì thời gian ở nhà dài hơn và hoạt động online nhiều hơn.
 
– Tạo mạng lưới khách hàng thân thiết và cung cấp giá trị gia tăng cho mạng lưới khách hàng thân thiết đặt food & drink online.
 
– Sử dụng công nghệ trong quản trị khách hàng để hỗ trợ khách hàng được tốt hơn.
 
– Sử dụng công nghệ trong quản trị hoạt động marketing, từ đó tạo ra chương trình mang lại nguồn thu ngắn hạn giúp nhà hàng vượt qua giai đoạn thiếu hụt vốn ngắn hạn.
 
– Chuyển dịch cơ cấu vận hành của nhà hàng, quán cafe sang hướng hoạt động mang đi và delivery.
 
– Huấn luyện nhân sự và tạo dựng hệ thống vận hành theo hướng vận hành mới (take-away, delivery, order online).

QUÁN CAFE, NHÀ HÀNG VƯỢT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO?

Tình hình kinh tế chung vẫn tiếp tục đi xuống và các doanh nghiệp đang trong giai đoạn “cầm cự sống sót”. Việc chi tiêu cho ngành F&B sẽ giảm về giá trị chi tiêu và số lượng, do toàn bộ thị trường sụt giảm. Nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ F&B ở các thành phố lớn vẫn có, vì thói quen tiêu dùng và điều kiện sinh hoạt.

Trong giai đoạn khó khăn này, kế hoạch sống sót của các quán cafe, nhà hàng cần được thực thi chặt chẽ và linh hoạt. Các nhà hàng, quán cafe cần cắt giảm các dịch vụ mang nhiều tính giải trí, cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu cơ bản của nhóm đối tượng khách hàng. Các quán cafe, nhà hàng cần tập trung tạo ra doanh thu từ nhóm khách hàng thân thiết và nhóm khách hàng mục tiêu trong khu vực kinh doanh.

Các chi phí trong nhà hàng, quán cafe cần được kiểm soát kĩ lưỡng. Các kế hoạch marketing tốn kém nhiều ngân sách để thu hút các khách hàng mới, phát triển thương hiệu, nên được thay bằng các hoạt động trực tiếp đến đối tượng khách hàng hiện có của quán và các nhóm khách hàng tiềm năng hiện hữu trong khu vực.

Các quán cafe, nhà hàng cần thấu hiểu việc “sẻ chia khó khăn” với chính khách hàng của mình. Từ đó, đưa ra các chương trình kích cầu theo hướng “giảm chi tiêu, giữ nguyên chất lượng”, để cùng đồng hành với khách hàng của mình vượt giai đoạn khó khăn. Các kế hoạch kinh doanh nên tập trung theo hướng tăng số lượng khách hàng và tăng tỉ lệ khách hàng, cùng với một “sản phẩm phù hợp”.

Chỉ có cùng nhau “vượt khó” và “sống sót” trong giai đoạn khó khăn này, cả quán cafe, nhà hàng và khách hàng mới có thể mong đợi kinh tế phục hồi vào cuối năm.

Tham dự chương trình các chủ quán cafe, nhà hàng có thể trao đổi về:

  • Hoạt động marketing hiện tại của quán cafe, nhà hàng?
  • Phân tích thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu ?
  • Điểm mạnh, yếu của sản phẩm F&B hiện tại so với thị trường mục tiêu?
  • Hướng thực hiện marketing cho quán cafe, nhà hàng?
  • Vận hành nhà hàng để đáp ứng marketing hiệu quả?

>>> Lick để ĐĂNG KÍ tham gia buổi tư vấn 2h <<<


Chương trình thực hiện bởi FnB Marketing, chuyên tư vấn kinh doanh, marketing và set-up F&B cho các quán cafe, nhà hàng.

Buổi tư vấn được thực hiện tại văn phòng FnB Marketing – Toà nhà SHTPIC 35 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TPHCM.

Marketing là hoạt động trọng yếu trong kinh doanh quán cafe, nhà hàng. Marketing giúp kéo khách đến nhà hàng và mang lại doanh thu. Nhưng để thực hiện một kế hoạch marketing hiệu quả cho nhà hàng, quán cafe thì cần kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của ở cả hai lĩnh vực chuyên môn marketing và kinh doanh đặc thù ngành F&B. Trong bài viết này, FnB Marketing sẽ giới thiệu một số điểm lưu ý chính cho các bạn khi bắt tay vào xây dựng và thực thi kế hoạch marketing cho nhà hàng, quán cafe của mình.

Các yếu tố cần lưu ý khi bắt đầu thực hiện kế hoạch marketing cho nhà hàng, quán cafe:

0- Khảo sát và phân tích thị trường, phân tích SWOT của doanh nghiệp hiện tại.

1- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.

2- Xây dựng chân dung khách hàng cụ thể.

3- Xây dựng sản phẩm ẩm thực đủ tốt, đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.

4- Xác định mục đích cụ thể của chiến dịch marketing:
+ Tăng số lượng khách hàng thân thiết?
+ Tăng doanh thu theo từng mục tiêu nhất định?
+ Thu hút khách hàng mới?
+ Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới?
+ Tăng nhận diện thương hiệu của nhà hàng trên phương tiện online?
Và nhiều mục tiêu cụ thể khác tuỳ vào chiến lược marketing đặt ra.

Lưu ý: Chiến dịch marketing khi thực hiện sẽ liên quan đến vận hành của điểm kinh doanh. Cần trao đổi với bộ phận vận hành chuyên môn để đưa ra sản phẩm F&B phù hợp cho chiến dịch marketing và bảo đảm nhà hàng, quán cafe vận hành hiệu quả khi thực thi kế hoạch marketing.

5- Xác định công cụ và phương thức để thực thi hoạt động marketing: online, offline: in house – out house, promotion program gắn liền với tư duy kinh doanh F&B.

6- Xác định công cụ và phương thức để thu thập dữ liệu của hoạt động marketing, phân tích và điều chỉnh các chương trình marketing phù hợp thực tế.

7- Thực thi hoạt động marketing và truyền thông nội bộ hiệu quả.

8- Các chương trình marketing phải bám sát định vị thương hiệu và concept của nhà hàng.

9- Phân tích thị trường và số liệu marketing của quán cafe, nhà hàng đã thực hiện để đưa ra chiến lược hợp lý.

10- Theo dõi hoạt động marketing của đối thủ, phân tích và đánh giá tác động của các chương trình đó lên toàn thị trường và lên doanh nghiệp.

11- Kế hoạch chăm sóc khách hàng hiện tại.

Ngoài 12 điểm lưu ý được nêu ở trên, để kế hoạch marketing được triển khai hiệu quả còn liên quan đến các yếu tố vận hành của nhà hàng:

    1. Nội tại nguồn lực nhân sự vận hành của nhà hàng.
    2. Khả năng hỗ trợ của đối tác kinh doanh của nhà hàng.
    3. Thời gian chuẩn bị cho chiến dịch marketing.
    4. Uy tín thương hiệu.
    5. Dữ liệu về khách hàng hiện tại.

Marketing cho ngành F&B có nhiều yếu tốt đặc thù, nhưng đều có thể diễn giải ra được bằng số liệu. Trong các bài viết tới, FnB Marketing sẽ tiếp tục cung cấp các kiến thức về marketing cho quán cafe, nhà hàng để hỗ trợ cộng đồng F&B phát triển hơn nữa.

error: Content is owned by FnB Marketing!!