

Khi các Mùa Lễ Hội đang tiến đến gần, hầu như các nhà hàng và quán cà phê đều tất bật chuẩn bị “chương trình marketing” nhằm thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Vậy làm thế nào để nhà hàng, quán cà phê của bạn có thể tạo nên một “chương trình marketing F&B” thu hút và hiệu quả cho Mùa Lễ Hội?
Các chủ quán cà phê, chủ nhà hàng và các bạn làm marketing cho quán cà phê, nhà hàng có thể tham khảo bật mí của FnB Marketing cho “5 lưu ý” khi lên kế hoạch marketing F&B trong Mùa Lễ Hội nhé:
Để xây dựng nội dung truyền thông online đạt hiệu quả cao cho nhà hàng và quán cafe, các bạn hãy ghi nhớ 10 lưu ý mà FnB Marketing chia sẻ.
Nội dung “truyền thông online” hiệu quả cho nhà hàng và quán cafe là phải cung cấp cho khách hàng “biết rõ” về “giá trị” mà quán của bạn (cơ sở kinh doanh ẩm thực) sẽ mang lại cho khách hàng thông qua thông điệp truyền tải trực tuyến bằng “ngôn từ, hình ảnh, âm thanh”.
Đừng quá tham lam đưa nhiều thông điệp vào một nội dung truyền thông, mà hãy dẫn dắt cảm xúc và cung cấp thông tin cho khách hàng bằng nhiều nội dung truyền thông khác nhau. Nên tuân theo nguyên tắc 1:1 (1 thông điệp : 1 nội dung).
Đừng cố gắng nhét thông điệp “bán hàng” vào nội dung truyền thông trực tuyến, hãy tập trung làm rõ “giá trị” mà bạn sẽ cung cấp cho khách hàng. Chuyện bán hàng sẽ để nhân viên nhà hàng “thực hiện” khi khách liên lạc trực tiếp.
Một nội dung truyền thông phải được chuẩn bị “chỉn chu” từ “ngôn từ, ý tứ, cách hành văn, chất liệu hình ảnh – âm thanh, màu sắc …” để bảo đảm làm nổi bật nhất “thông điệp chính” mà bạn muốn truyền tải.
Bảo đảm độ dài của nội dung truyền thông phù hợp trên từng “kênh” cũng như “đối tượng” tiếp cận.
Hãy luôn đổi mới nội dung truyền thông bằng cách tìm kiếm “vẻ đẹp” từ giá trị mà cơ sở ẩm thực cung cấp cho khách hàng. Làm mới các giá trị cũ bằng “thủ thuật” truyền thông là nhiệm vụ quan trọng.
Cần hiểu rõ các giới hạn về từ ngữ, hình ảnh – âm thanh, màu sắc để “bảo vệ” nhận diện thương hiệu của cơ sở kinh doanh ẩm thực.
Hãy lập dàn ý “nội dung truyền thông” của bạn, cũng như chuẩn bị các “chất liệu” cần thiết.
Viết nháp, đọc lại, chỉnh nháp, và lập đi lập lại cho đến khi nào bạn ưng ý.
Hãy kiểm tra chánh tả và tất cả các yếu tố khác 1 lượt trước khi xuất bản “nội dung truyền thông”.
Đầu năm 2022, FnB Marketing thương chúc các anh chị em đang kinh doanh trong ngành ẩm thực một năm mới thuận lợi, an lành và làm ăn thịnh vượng.
Hiện tại, “FnB Marketing” là thương hiệu được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu và đã được chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. FnB Marketing hoạt động chính thức ở địa chỉ website: fnbmarketing.vn và có văn phòng cụ thể ở địa chỉ: 35 Nguyễn Thông, P. Võ Thị Sáu, Q3, TPHCM.
FnB Marketing phát hiện website mới đăng kí fnbmarketing.edu.vn đang vi phạm bảo hộ nhãn hiệu “FnB Marketing”, và đang sử dụng nhãn hiệu “FnB Marketing” trái phép. Các thông tin đăng trên website fnbmarketing.edu.vn không do FnB Marketing thực hiện và không được bảo đảm nội dung đúng đắn và chính xác bởi FnB Marketing.
FnB Marketing xin thông tin cụ thể đến toàn thể anh chị em kinh doanh trong ngành ẩm thực được rõ để tránh có các nhầm lẫn thông tin.
Trân trọng.
Ban Biên Tập.
FnB Marketing
FnB Marketing vui mừng thông báo việc trở lại hoạt động tư vấn marketing F&B tại văn phòng kể từ ngày 1.11.
Quý khách hàng có thể dễ dàng đặt lịch qua số điện thoại: 028 9999 00 88, hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua “message”. Lịch hẹn tư vấn tại văn phòng sẽ được xác nhận đối với các khách hàng đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine, hoặc đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine sau 14 ngày
Trân trọng.
Trong bài viết trước, FnB Marketing đã chia sẻ với các đọc giả khi nhà hàng sụt giảm doanh thu thì cần xác định nguyên nhân chi tiết, rà soát hoạt động nội bộ từ chất lượng dịch vụ đến chất lượng sản phẩm, rà soát tình hình khách hàng đang chi tiêu ở nhà hàng, tối ưu hoá nguồn lực để tiến tới tối ưu hoá chi phí. Bên cạnh việc điều tra nguyên nhân sụt giảm doanh thu từ nội bộ và điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại nhà hàng hay quán cafe, thì chúng ta cũng cần xem xét các yếu tố bên ngoài, để xem có các tác động nào đến doanh thu của nhà hàng.
Trước tiên chúng ta cần xác định việc sụt giảm doanh thu của nhà hàng, hay quán cafe có rơi vào chu kì sụt giảm doanh thu định kì của các dịch vụ ăn uống trong khu vực hay không? Thông thường chu kì doanh thu của các dịch vụ ăn uống sẽ tăng và giảm theo thói quen chi tiêu chung của cả thị trường trong khu vực. Chúng ta cũng có thể khảo sát các nhà hàng, quán cafe trong khu vực để xác định các quán đó có bị sụt giảm khách hàng cùng thời kì hay không, để xác định sụt giảm chung của thị trường.
Nếu quán cafe, nhà hàng đi vào chu kì sụt giảm chi tiêu chung của thị trường, thì điều cần làm là chăm sóc khách hành hiện có và đưa ra các ưu đãi khuyến khích khách hàng trung thành ghé đến nhà hàng và quán cafe thường xuyên hơn. Theo FnB Marketing, khi thị trường sụt giảm chi tiêu chung và có chu kì, thì doanh thu phần lớn sẽ đến từ khách hàng trung thành. Các hoạt động thu hút khách hàng mới trong giai đoạn này sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với bình thường.
Các quán cafe, nhà hàng cũng cần theo dõi việc sụt giảm doanh thu có phải do đối thủ cạnh tranh hay không? Ở đây cần xác định doanh thu sụt giảm liên quan đến đối thủ cạnh tranh có hai hướng. Doanh thu sụt giảm do tăng đối thủ cạnh tranh trong khu vực, hoặc do đối thủ cạnh tranh hiện tại đang có các hoạt động thu hút khách hàng. Lúc này, nhà hàng cần sớm nắm bắt các chương trình ưu đãi của đối thủ cạnh tranh, phân tích các tác động của chương trình ưu đãi đó lên nhóm đối tượng khách hàng nào của nhà hàng mình. Nếu các chương trình thu hút khách hàng của đối thủ tác động lên nhóm đối tượng chính của nhà hàng, thì cần ngay lập tức tạo ra chương trình để giữ chân khách hàng trung thành và giảm thiểu việc “rớt” khách.
Các quán cafe, nhà hàng cũng cần lưu ý đến việc đánh giá cơ cấu sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, cũng như “nhu cầu thực tế” của thị trường. Bởi vì doanh thu giảm sút, rất có thể quán cafe hay nhà hàng của bạn đang đáp ứng “nhu cầu thực tế” của thị trường thấp. Hay nhóm khách hàng chính của nhà hàng, quán cafe đang có một “nhu cầu mới” mà mô hình kinh doanh hiện tại chưa đáp ứng. Việc xác định các “nhu cầu” này là “thay đổi dài hạn hay ngắn hạn” cũng rất quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của nhà hàng.
Hoạt động marketing cho nhà hàng, quán cafe trong giai đoạn sụt giảm doanh thu cần “nhanh, linh hoạt và liên tục” để khách hàng luôn có được thông tin cần thiết về các chương trình của nhà hàng, cũng như dễ dàng đáp ứng và thay đổi các hoạt động marketing khi thị trường có những biến đổi.
FnB Marketing.
Các quán cafe, nhà hàng đang đi vào mùa thấp điểm trong năm và kèm với dịch bệnh làm chi tiêu của người dân bị giảm sút, nên sẽ kéo theo doanh số bị giảm sút. Tất nhiên với các quán cafe, nhà hàng ở khu vực “du xuân”, có lượng khách du lịch tăng cao, thì đây lại là mùa kinh doanh tốt. Bài viết ở đây là dành cho các quán cafe, nhà hàng phục vụ cho nhóm khách hàng địa phương.
Điều các quán cafe, nhà hàng cần làm khi sụt giảm doanh thu là xác định tình trạng của việc sụt giảm này, sau đó là đến nguyên nhân “có thể” làm ảnh hưởng, kiểm tra các nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân chính và đưa ra giải pháp xử lý cho từng trường hợp.
Trong mọi trường hợp, việc rà soát hoạt động nhà hàng và quán cafe khi sụt giảm doanh thu phải luôn làm từ trong ra ngoài. Tức là phải xác định các yếu tố nội tại của nhà hàng (chất lượng và giá trị phù hợp của sản phẩm, dịch vụ) có đang làm giảm sút khách hàng của chính mình hay không, rồi mới đến cạnh tranh của thị trường.
Một trong các cách thức để xử lý cho sụt giảm doanh thu của mùa thấp điểm là tối ưu hoá nguồn lực để giảm chi phí và giữ chân khách hàng trung thành, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và dịch vụ phù hợp với sức mua của thị trường. Theo dõi hoạt động của đối thủ kinh doanh để đưa ra các hoạt động chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới phù hợp.
Trong tất hoạt động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và dịch vụ cần chú ý đến định vị thương hiệu và phân khúc khách hàng. Các phân khúc khác nhau, có thói quen chi tiêu, cách đánh giá giá trị nhận được, các nhu cầu khác nhau. Đừng vì sụt giảm doanh thu ngắn hạn mà đưa ra “chương trình” để “bán cho tất cả mọi người”. Ai cũng bán, tức là không cung cấp giá trị sâu sắc cho bất cứ nhóm khách hàng nào cụ thể. Từ đó sẽ làm mất dòng khách hàng trung thành trong phân khúc.
Việc gia tăng sự xuất hiện của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là video, đối với nhóm khách hàng trong khu vực kinh doanh là chìa khoá để tăng mức độ ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng. Từ đó khơi nguồn cho hoạt động chăm sóc khách hàng trở thành chìa khoá để tác động lên hành vi quay trở lại quán, hoặc khơi gợi thêm mong muốn trải nghiệm sản phẩm của nhóm khách hàng mới. Ngoài ra, các hoạt động marketing cho nhà hàng cần phải được thực hiện tại chỗ, tiếp cận tới chính khách hàng đang ghé đến nhà hàng mỗi ngày.
(Còn tiếp)
Các Apps giao food & drink đang lấy chiết khấu 20% – 22% của cửa hàng và lấy cả phí “ship” của khách hàng. Tất cả các cửa hàng food & drink đều đổ xô qua Apps, dẫn đến cửa hàng của bạn cũng đang tham gia vào một đại dương đỏ. Khi tham gia đưa cửa hàng vào Apps giao food & drink, bạn phải chịu sự chi phối các chương trình khuyến mãi của Apps nếu muốn người khác biết đến. Việc tham gia đưa cửa hàng của bạn lên các Apps delivery food & drink hiện tại sẽ làm bạn mất đi một phần doanh thu đáng kể và gặp “rào chắn” với chính khách hàng của bạn khi họ lúc nào cũng phải thanh toán thêm mức phí giao hàng.
Ngay cả khi việc đưa cửa hàng lên Apps giao food & drink, thì bạn vẫn phải thực hiện marketing để khách hàng của bạn biết đến. Và từ thời điểm khách hàng hiện có của bạn thực hiện đặt hàng food & drink qua Apps là bạn đã cho Apps một khách hàng miễn phí. Bạn nên nhớ, mọi khách hàng của bạn có được là từ chi phí marketing, công sức mà cả nhà hàng của bạn đã bỏ ra. Nếu bạn đang xây dựng một thương hiệu ẩm thực của riêng mình, bạn không phải là quán cóc vĩa hè tập trung vào khách vãng lai, thì việc chuyển đưa cửa hàng lên Apps nên được xem là hoạt động marketing để hỗ trợ cho việc chuyển dịch hoạt động kinh doanh của bạn sang hướng giao sản phẩm tận nơi và mang đi.
Mô hình kinh doanh F&B phục vụ tại chỗ của bạn trước đây cần thuê nhân viên phục vụ khách hàng, thì giờ đây bạn cũng cần nhân viên “phục vụ khách hàng online” để trả lời các thắc mắc, xử lý các tình huống khách hàng gặp phải. Ngày xưa bạn thuê nhân viên để mang đồ ăn từ quầy pha chế, bếp ra đến bàn cho khách, thì ngày nay bạn cũng cần vận chuyển đồ ăn từ nhà hàng đến tận nơi của khách hàng. Ngày xưa bạn phục vụ khách hàng tại nhà hàng, thì giờ đây bạn phục vụ khách hàng tại chỗ của khách hàng. Có rất nhiều cách để nhà hàng, quán cafe tìm một hướng đi mới khi không thể phục vụ khách hàng tại chỗ, quan trọng là mỗi mô hình kinh doanh F&B chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất.
QUÁN CAFE, NHÀ HÀNG VƯỢT GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO?
Tình hình kinh tế chung vẫn tiếp tục đi xuống và các doanh nghiệp đang trong giai đoạn “cầm cự sống sót”. Việc chi tiêu cho ngành F&B sẽ giảm về giá trị chi tiêu và số lượng, do toàn bộ thị trường sụt giảm. Nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ F&B ở các thành phố lớn vẫn có, vì thói quen tiêu dùng và điều kiện sinh hoạt.
Trong giai đoạn khó khăn này, kế hoạch sống sót của các quán cafe, nhà hàng cần được thực thi chặt chẽ và linh hoạt. Các nhà hàng, quán cafe cần cắt giảm các dịch vụ mang nhiều tính giải trí, cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu cơ bản của nhóm đối tượng khách hàng. Các quán cafe, nhà hàng cần tập trung tạo ra doanh thu từ nhóm khách hàng thân thiết và nhóm khách hàng mục tiêu trong khu vực kinh doanh.
Các chi phí trong nhà hàng, quán cafe cần được kiểm soát kĩ lưỡng. Các kế hoạch marketing tốn kém nhiều ngân sách để thu hút các khách hàng mới, phát triển thương hiệu, nên được thay bằng các hoạt động trực tiếp đến đối tượng khách hàng hiện có của quán và các nhóm khách hàng tiềm năng hiện hữu trong khu vực.
Các quán cafe, nhà hàng cần thấu hiểu việc “sẻ chia khó khăn” với chính khách hàng của mình. Từ đó, đưa ra các chương trình kích cầu theo hướng “giảm chi tiêu, giữ nguyên chất lượng”, để cùng đồng hành với khách hàng của mình vượt giai đoạn khó khăn. Các kế hoạch kinh doanh nên tập trung theo hướng tăng số lượng khách hàng và tăng tỉ lệ khách hàng, cùng với một “sản phẩm phù hợp”.
Chỉ có cùng nhau “vượt khó” và “sống sót” trong giai đoạn khó khăn này, cả quán cafe, nhà hàng và khách hàng mới có thể mong đợi kinh tế phục hồi vào cuối năm.
Kinh doanh quán cafe, nhà hàng cần thấu hiểu khách hàng một cách sâu sắc. Việc thấu hiểu khách hàng giúp chủ nhà hàng cung cấp giá trị phù hợp cho đúng đối tượng, và tạo ra khách hàng yêu thích thương hiệu. Để có thể thấu hiểu được khách hàng, các chủ quán cafe, nhà hàng có thể áp dụng 10 tiêu chí phân tích khách hàng mục tiêu do FnB Marketing đề suất.
Hiểu rõ khách hàng mình đang phục vụ và hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ F&B là hướng đến việc vận hành kinh doanh F&B bền vững, giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
#fnbvietnam #fnb #fnbmarketing #fnbconsulting #marketingnhahang#marketingquancafe #kinhdoanhnhahang